Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi kí thỏa thuận gia nhập Nga, các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sẽ nằm dưới sự bảo vệ toàn diện của Moscow và hòa nhập với Nga về cả chính trị lẫn kinh tế-xã hội.
Tương lai Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia ra sao sau khi sáp nhập Nga?
Vị trí các khu vực mà Nga sắp sáp nhập. Ảnh: TRTWorld

Các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia từ ngày 23 đến 27/9 tiến hành trưng cầu dân ý, với kết quả cho thấy hầu hết cử tri ủng hộ sáp nhập 4 vùng này vào Nga. Hôm nay (30/9), tại Điện Kremlin, Moscow sẽ tổ chức lễ kí kết thỏa thuận chính thức tiếp nhận cả 4 vùng trên.

Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia chiếm hơn 18% diện tích Ukraine. Nga hiện kiểm soát hầu hết tỉnh Lugansk và Kherson, gần 80% diện tích Zaporizhzhia và 60% Donetsk, tương đương 15% diện tích Ukraine, ước tính vào khoảng 90.000km2.

Phần lớn cư dân hiện nay sinh sống tại 4 khu vực trên là người nói tiếng Nga. Sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập, 4 vùng sẽ nhanh chóng chuyển sang áp dụng luật pháp và hệ thống tài chính của Nga hướng tới hòa nhập toàn diện về chính trị, kinh tế-xã hội giống như Crimea.

Theo RiaNovosti, sau sáp nhập, Donetsk và Lugansk sẽ giữ nguyên tên gọi là các nước cộng hòa nhân dân với lá cờ riêng; Kherson, Zaporizhzhia giữ nguyên tên gọi, có vị thế là một chủ thể liên bang của Nga. Hiến pháp Nga ghi nhận 85 chủ thể liên bang, bao gồm Crimea và thành phố cảng Sevastopol -trụ sở Hạm đội Biển Đen - ở Crimea.

Giống như Crimea, hoạt động sáp nhập Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia không được Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) công nhận. Về kinh tế-chính trị, cả 4 vùng chắc chắn đối mặt với sự cô lập từ Kiev và đồng minh. Ukraine được cho là cũng sẽ chặn hạ tầng giao thông cũng như dừng cung cấp các tiện ích công khác tới khu vực.

Binh sĩ Nga phân phát hàng hóa viện trợ cho cư dân Kherson. Ảnh: TASS

Về quân sự, Ukraine khẳng định họ sẽ tiếp tục các biện pháp quân sự để giành lại lãnh thổ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/9 cho biết, Washington không phản đối việc Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để nhắm vào các vùng lãnh thổ quyết định gia nhập Nga.

Tuy nhiên, việc được Nga coi là một bộ phận cấu thành nhà nước sẽ giúp 4 khu vực nhận được sự bảo vệ toàn diện của Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước khẳng định các học thuyết, bao gồm học thuyết hạt nhân, sẽ áp dụng với cả các vùng lãnh thổ mới.

Tuyên bố của ông Lavrov không có nghĩa là Nga đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột hiện nay, nhưng cho thấy quyết tâm và mức độ hiện diện quân sự tại cả 4 vùng sẽ thay đổi đáng kể trong tương lai gần, giữa lúc Moscow đang huy động một phần lực lượng dự bị.

Sau ngày 30/9, các hoạt động quân sự của Nga ở 4 vùng nói trên có thể trở thành hoạt động phòng thủ lãnh thổ. Các cuộc tấn công nhắm vào Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia sẽ được xem là tấn công lãnh thổ Nga. Các lực lượng phòng vệ biên giới theo đó cũng sẽ dịch chuyển hoạt động về phía Tây, nơi có đường ranh giới kiểm soát thực tế giữa hai bên.

Đoàn xe tuần hành cùng cờ Nga ở Lugansk hôm 23/9 để bày tỏ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý. Ảnh: EPA

Hồi đầu tháng, Ukraine phản công và tái kiểm soát phần lớn tỉnh Kharkov từ Nga. Nhiều chuyên gia tin rằng, Moscow có thể sẽ rút khỏi Kherson và Zaporizhzhia trong trường hợp Kiev phản công hiệu quả, nhưng hoạt động sáp nhập cho thấy Nga chắc chắn không từ bỏ các khu vực này.

Với Nga, việc tuyên bố sáp nhập Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia giúp họ duy trì hành lang trên bộ thông suốt tới bán đảo Crimea, đồng thời kiểm soát toàn bộ đường bờ biển bao quanh biển Azov.

Ông Andranik Migranyan, giáo sư tại Học viện quan hệ Quốc tế Moscow, nhận định, thông qua hoạt động sáp nhập, Nga còn muốn gửi tín hiệu tới phương Tây rằng họ nên ngừng trang bị vũ khí cho Ukraine và thay vào đó gây áp lực để Kiev chấp nhận các yêu cầu an ninh của Moscow.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bước vào sảnh chính tại Điện Kremlin khi ông nhậm chức năm 2012. Ảnh: AP

Ngoài các tuyên bố phản đối, phương Tây vẫn kiên định lập trường không can dự trực tiếp vào xung đột ở Ukraine. Sự hậu thuẫn mà Mỹ và đồng minh dành cho Kiev sẽ tiếp tục là các gói viện trợ vũ khí mới, cùng các lệnh trừng phạt nhắm vào kinh tế Nga. Tuy vậy, sau nhiều vòng cấm vận, phương Tây hiện còn ít lựa chọn phù hợp.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15249
  1. Ủy ban Quốc hội Nga nhất trí thỏa thuận sáp nhập 4 vùng Ukraine vào Nga
  2. Hạ viện Nga sẽ xem xét hiệp ước sáp nhập 4 vùng Ukraine trong ngày 3/10
  3. Nhiều nước châu Á lên tiếng về việc Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine
  4. Hội đồng Bảo an không thông qua Dự thảo nghị quyết lên án Nga
  5. Sau sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, xung đột Nga-Ukraine nguy hiểm hơn bao giờ hết
  6. Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine
  7. Mỹ áp loạt trừng phạt lên Nga sau khi ông Putin tuyên bố sáp nhập 4 vùng của Ukraine
  8. Hội đồng Bảo an ‘bế tắc’ trước việc Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine
  9. Hậu sáp nhập, Nga để ngỏ khả năng kiểm soát hoàn toàn Kherson và Zaporozhye
  10. Nga phản đối tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc về sáp nhập vùng Donbass
  11. Vụ sáp nhập 4 tỉnh Ukraine: Tổng thư ký LHQ nói Nga ‘leo thang nguy hiểm’
  12. Sau Donetsk và Luhansk, ông Putin công nhận thêm 2 tỉnh Ukraine là “lãnh thổ có chủ quyền độc lập”
  13. Mỹ tính siết trừng phạt Nga sau trưng cầu dân ý ở miền Đông Ukraine
  14. Nga sáp nhập 4 vùng Ukraine: Kinh nghiệm từ Crimea?
  15. Nga có thể sáp nhập 4 vùng Ukraine vài ngày tới
  16. Lãnh đạo 4 vùng Ukraine tới Nga để hoàn thành thủ tục sáp nhập
  17. Bước tiếp theo sau các cuộc trưng cầu ý dân tại 4 vùng ở Ukraine
  18. Trung Quốc nêu quan điểm về các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga ở miền Đông Ukraine
  19. Phản ứng của các bên sau khi 4 vùng Ukraine công bố kết quả trưng cầu ý dân
  20. Liên Hợp Quốc tái khẳng định cam kết về toàn vẹn lãnh thổ Ukraine sau trưng cầu ở 4 tỉnh
  21. Bốn vùng ly khai Ukraine ủng hộ sáp nhập Nga: Điều gì xảy ra tiếp theo?
Video và Bài nổi bật