Dầu và thép mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh Quảng Ngãi

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Du lịch, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác không có sự đột phá, vì vậy trong những năm tới, thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải phụ thuộc vào hai doanh nghiệp lớn là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất.
Dầu và thép mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh Quảng Ngãi
Phân xưởng RFCC thuộc NMLD Dung Quất. Ảnh: Ngọc Viên

“Thần kỳ” từ thu ngân sách

Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, thu ngân sách năm 2022 Trung ương giao cho Quảng Ngãi 19.157 tỉ đồng, trong đó thu nội địa 11.657 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu 7.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sau khi tính toán, Quảng Ngãi có khả năng thu cao hơn, nên đặt ra chỉ tiêu thu 24.210 tỉ đồng, trong đó thuế xuất nhập khẩu giữ nguyên 7.500 tỉ đồng, còn lại đặt mục tiêu thu nội địa 16.710 tỉ đồng.

So với Trung ương giao tăng 5.053 tỉ đồng. Năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách ước tính trên 34 nghìn tỉ đồng, là cực kỳ cao so với cả nước. Nhiều tỉnh thành khác đã chia vui với Quảng Ngãi và cho đây là điều thần kỳ.

Một điểm sáng của Quảng Ngãi trong năm 2022 là công tác quy hoạch. Ông Đặng Văn Minh bộc bạch, năm 2022 là cuộc cách mạng về quy hoạch ở Quảng Ngãi. Quy hoạch đồ án điều chỉnh KKT Dung Quất và quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đang trình Thủ tướng phê duyệt.

Quảng Ngãi đã dồn sức cho 2 quy hoạch lớn này. Đây là đồ án quy hoạch cực kỳ quan trọng, định hướng cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi cho 10-30 năm sau. Quy hoạch tốt sẽ tạo sản phẩm tốt.

Năm 2022, Quảng Ngãi nằm trong 10 tỉnh, thành có giá trị giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Giá trị giải ngân đạt hơn 4.676 tỉ đồng, bằng 103,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 76,4% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33,2 nghìn tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021, vượt kế hoạch đề ra.

Trông chờ vào “hai cú đấm thép”

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, vẫn còn nhiều hạn chế như thu tiền sử dụng đất quá thấp. Năm 2022, Quảng Ngãi thu khoảng 985 tỉ đồng, trong khi mục tiêu thu 2.385 tỉ đồng.

Trong khi Bình Định năm 2021 và 2022 đều thu 6.000 tỉ tiền thu sử dụng đất, thì Quảng Ngãi năm 2021 thu 923 tỉ đồng, năm 2022 thu 895 tỉ đồng.

Ông Đặng Minh cho rằng, nguyên nhân do gặp khó khăn về giải quyết các vấn đề pháp lý. Nhiều dự án phải cho thanh tra, nên rất tù mù trong việc triển khai; nhiều dự án cơ quan chuyên môn không dám làm tiếp, buộc Chủ tịch UBND tỉnh phải cho thanh tra.

Ngoài ra, thủ tục hành chính quá rườm rà cho một dự án để đấu giá đất sạch hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Các sở ngành địa phương, đẩy qua, đẩy về, đẩy lên, đẩy xuống. Sợ trách nhiệm. Đặc biệt các đơn vị tư vấn thẩm định giá hầu như không muốn nhận, chính từ những yếu tố này dẫn đến kế hoạch thu tiền sử dụng đất bị phá vỡ.

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: Ngọc Viên.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Thép Hòa Phát Dung Quất là trụ cột của động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó Nhà máy lọc dầu Dung Quất là đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh.

“Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta làm sao để thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển, để tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần. Hiện giờ và vài năm sau, tỉnh Quảng Ngãi vẫn phải phụ thuộc vào giá trị sản xuất công nghiệp của hai doanh nghiệp này đóng góp” - ông Đặng Văn Minh nói.

Năm 2022, tăng trưởng ngành nông nghiệp của Quảng Ngãi thấp, chỉ 2,19%. Điều đó phản ánh thu nhập của người dân nông thôn nói chung và nông dân nói riêng thấp.

Trong năm 2023, các lĩnh vực khác dự đoán tăng trưởng không nhiều; thương mại dịch vụ, du lịch sẽ không có định hướng nào đủ sức đột phá, Quảng Ngãi trong vài năm tới vẫn trông chờ vào hai cú đấm thép là Lọc dầu Dung Quất và Thép Hòa Phát - Dung Quất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật