Nguyên nhân phương Tây tranh cãi về viện trợ xe tăng hiện đại cho Ukraine

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi mùa đông ngày càng trở nên lạnh giá khiến mặt đất bị đóng băng, điều cần ưu tiên là xe tăng chiến đấu hạng nặng thay vì các phương tiện chiến đấu bộ binh do phương Tây sản xuất.
Nguyên nhân phương Tây tranh cãi về viện trợ xe tăng hiện đại cho Ukraine
Việc viện trợ xe tăng hiện đại của phương Tây có thể sẽ tạo ra “cú hích“ cho Ukraine. Ảnh: Politico

Trong nhiều tháng, Đức và các nước phương Tây khác đã tranh luận về việc có nên cung cấp xe tăng cho Ukraine hay không. Theo các chuyên gia quân sự, cuộc tranh luận về vấn đề này đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Với các sự kiện diễn ra đầu năm nay, có một điều rõ ràng: Cả Nga, Ukraine và các nước phương Tây đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài.

Giờ đây, Ukraine có khả năng sẽ nhận được bộ ba phương tiện chiến đấu bọc thép: Marder của Đức, Bradley do Mỹ sản xuất và AMX-10 RC của Pháp, mà các chuyên gia quân sự cho rằng sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc giao tranh với Nga.

Bên cạnh đó, Berlin cũng sẽ cùng Washington chuyển cho Kiev một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nhận thấy những quyết định này (của phương Tây) là nửa vời. Khi mùa đông ngày càng trở nên lạnh giá khiến mặt đất bị đóng băng, điều cần ưu tiên là xe tăng chiến đấu hạng nặng thay vì các phương tiện chiến đấu bộ binh do phương Tây sản xuất như đã cam kết.

Trong khi đó, gói hỗ trợ mới nhất cho Kiev vẫn chưa có xe tăng Abram do Mỹ sản xuất và xe tăng Leopard do Đức sản xuất, những trang thiết bị mà Ukraine đã nhiều lần yêu cầu các nước phương Tây cung cấp.

Tuy nhiên, đợt viện trợ mới nhất từ ba quốc gia, vốn rất khó khăn trong quá trình sản xuất, dẫn đến một cuộc tranh luận kéo dài khó có hồi kết.

Trong nhiều tuần, một số tranh luận đã xuất hiện, đặc biệt là trong giới chính sách ở Berlin, về lý do tại sao Ukraine không nên có Marder (xe chiến đấu bộ binh) và chắc chắn không thể nhận Leopard (xe tăng chiến đấu).

Một lập luận cho rằng Đức không muốn hành động một mình, điều mà giờ đây đã được giải quyết với sự tham gia của Paris và Washington.

Một lý do khác là việc chuyển giao các xe tăng hạng nặng, hiện đại sẽ làm leo thang xung đột, khiến người châu Âu tham gia vào cuộc giao tranh, khiến Nga khó chịu hơn nữa và có thể có nguy cơ leo thang hạt nhân.

Một lập luận tiếp theo là do thời gian huấn luyện dài cho binh lính Ukraine sử dụng các phương tiện hiện đại như vậy. Nhưng các quan chức quốc phòng đã chỉ ra rằng cuộc xung đột có thể sẽ kéo dài hơn những khóa huấn luyện vốn chỉ cần vài tuần.

Theo các quan chức quân sự phương Tây, các cuộc thảo luận ở Anh đã tiến triển hơn nhiều về kế hoạch hỗ trợ quân đội Ukraine các xe tăng chiến đấu hiện đại của phương Tây như Challenger 2.

Một cuộc thảo luận về diễn biến cuộc xung đột và hỗ trợ thêm cho các lực lượng vũ trang của Ukraine dự kiến sẽ diễn ra trong cuộc họp của cái gọi là Định dạng Ramstein, Nhóm Liên lạc về Quốc phòng Ukraine, vào ngày 20/1 tới, nơi tập hợp những người đứng đầu quốc phòng từ 50 quốc gia.

Nhưng có một thực tế là, quyết định gửi các thiết bị quân sự nói trên đã dỡ bỏ một điều cấm kỵ khác của phương Tây sau việc chuyển giao các hệ thống phòng không hiện đại cho Kiev trong những tháng gần đây.

Đối với các chuyên gia quân sự, sẽ là một tiến triển hợp lý khi cuộc tranh luận khó có thể dừng lại ở xe tăng. Về lâu dài, điều này sẽ mở ra cuộc thảo luận về việc cung cấp khác, chẳng hạn như máy bay chiến đấu cho Ukraine.

Trong khi việc chuyển giao máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất được coi là một "giới hạn đỏ", NATO có thể sớm cung cấp MiG-29 cho Ukraine sau lời đề nghị của Slovakia vào tháng 12/2022.

Rõ ràng là sẽ tiếp tục có sự do dự của các nước phương Tây, một phần là do lo sợ leo thang với Moskva, khi Tổng thống Nga Putin đã đặc biệt cảnh báo về việc cung cấp hỗ trợ trên không.

Tuy nhiên, vì Kiev đã vận hành loại máy bay này nên MiG-29 của Slovakia có thể không vi phạm giới hạn đó, theo các chuyên gia quân sự.

Nhưng cuối cùng, câu hỏi lớn về hỗ trợ quân sự có thể không phải là nếu, mà là làm thế nào để cung cấp theo cách có thể chấp nhận được và được coi là đủ "an toàn" cho mọi người.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15395
  1. Giao tranh khốc liệt nhất ở Bakhmut, Nga tăng sản xuất máy bay ném bom
  2. Mỹ gửi đạn rocket HIMARS tầm bắn 150km cho Ukraine: Nga cảnh báo “gắt”
  3. Ukraine đàm phán cấp tốc về tên lửa tầm xa, máy bay
  4. Ông Zelensky lần đầu lên tiếng về Soledar sau khi Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn
  5. Ảnh vệ tinh mô tả mức độ tàn phá Soledar, hơn 200 lính Ukraine sang Tây Ban Nha huấn luyện
  6. Nga muốn đàm phán trực tiếp với Ukraine
  7. “Giành được Soledar cho phép tấn công trực tiếp vào Bakhmut”
  8. Ukraine tuyên bố tiến hành phản công ở Soledar
  9. Nga giải thích chuyện không “mặn mà” hòa đàm với Ukraine
  10. Tổng thống Ukraine nói “gây tổn thất nặng nề” cho quân Nga ở Soledar
  11. Ukraine nói xung đột ở Soledar chưa kết thúc, Nga điều thêm quân đến “chảo lửa” miền Đông
  12. Clip Ukraine đưa thương binh rời khỏi khu vực chiến sự đang diễn ra ác liệt
  13. Nga: Phản công ở Soledar bất thành, Ukraine mất 200 lính
  14. Tầm quan trọng của Soledar khiến Nga và Ukraine quyết giành giật bằng mọi giá
  15. Tình hình Ukraine: Nga tăng quân số, đẩy mạnh chiến dịch; hàng xóm “sát vách” dứt khoát cự tuyệt Kiev một việc
  16. Nga sắp đạt được thành quả lớn nhất ở Ukraine kể từ mùa hè 2022
  17. Quyết định bất ngờ của Tổng thống Ukraine Zelensky
  18. Quan chức Biên phòng Ukraine: Nga đang chuyển quân từ Belarus tới chiến trường miền Đông
  19. Nga nêu những vấn đề cần khắc phục sau gần 11 tháng xung đột với Ukraine
  20. Tâm điểm nóng nhất trong “chảo lửa” xung đột Nga - Ukraine
  21. Nga phản ứng sau khi Lầu Năm Góc tính huấn luyện Ukraine sử dụng Patriot trên đất Mỹ
Video và Bài nổi bật