Châu Phi “chảy máu” kim cương

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người dân ở nhiều quốc gia giàu kim cương của châu Phi cảm thấy mình bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của việc khai thác và bị lạ‌m dụn‌g.
Châu Phi “chảy máu” kim cương
Ảnh minh họa

Một viên kim cương hồng 170 cara được khai thác ở Angola vào năm 2022.

Lợi nhuận từ sự chia rẽ

Là một trong những châu lục giàu tài nguyên, châu Phi chiếm hơn 30% trữ lượng khoáng sản thế giới, bao gồm các mỏ kim loại quý như kim cương. Dù vậy, doanh thu từ ngành công nghiệp xa xỉ này hầu như không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương, với Botswana là ngoại lệ duy nhất.

Lý giải cho tình trạng bất cập trên, Chủ tịch Hội đồng Kim cương châu Phi M’Zee Fula Ngenge cho biết đó là một “lịch sử” xung đột giữa lòng tham vô tận, chủ nghĩa ly khai hậu thu‌ộc đị‌a, cũng như sự xói mòn thành thói quen đối với trách nhiệm giải trình của khu vực công và sự quản lý của chính phủ trong ngành công nghiệp kim cương. Ðiển hình như tại Cộng hòa Dân chủ Congo, ông Ngenge tin rằng chỉ nhóm nhỏ lợi ích có liên quan mới được hưởng lợi còn những người thợ mỏ trực tiếp khai thác gần như bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực, buộc họ tiếp tục chấp nhận lao động với giá rẻ để kiếm sống.

Hoàn cảnh của người lao động càng tệ hơn khi các cuộc xung đột B.L khiến mối quan hệ giữa kiểm soát và áp bức bất hợp pháp trở nên phức tạp. Trong khi đó, những tên tuổi lớn trong ngành buôn bán kim cương thu về lợi ích đáng kể. Thực tế này không chỉ xảy ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo, mà là kịch bản chung của các quốc gia châu Phi có trữ lượng kim cương lớn. Thậm chí, nhiều nước trong khu vực còn trở thành “mục tiêu có chủ ý” của ngành công nghiệp kim cương vì sự bất ổn chính trị và xã hội của họ.

Người nước ngoài thống trị ngành khai thác kim cương trái phép

Ðiểm chung của Cộng hòa Dân chủ Congo, Angola, Mozambique và nhiều quốc gia giàu tài nguyên khác ở châu Phi là có 2 thị trường để khai thác khoáng sản, kể cả kim cương. Một là cơ sở chính thức có giám sát, còn lại là các thực thể hoạt động dựa trên những người đào kim cương trái phép (garimpeiro) và bên thuê mướn.

Ðể hiểu cách hoạt động của thị trường bí mật sản xuất và buôn bán kim cương, phóng viên hãng truyền thông DW của Ðức đã đến thăm thị trấn khai thác kim cương Cafunfo ở tỉnh Lunda Norte của Angola. Theo lời Caiongo Adelino, một thợ mỏ “chui” có hơn 10 năm kinh nghiệm, các garimpeiro được trả tiền cho các chuyến đi sâu vào rừng để khai thác. Nếu tìm được vận may, họ có thể bán lại kim cương cho nhà tài trợ. Hầu hết kim cương do garimpeiro khai thác đều giao cho người nước ngoài (Senegal, Trung Quốc, Pháp, Eritrea, Guinea hay người Congo làm trung gian), vì vậy lợi ích hoàn toàn không được đầu tư lại vào việc giúp đỡ cộng đồng địa phương.

Giả mạo xuất xứ để thao túng

Theo dữ liệu từ Hội đồng Kim cương châu Phi, ước tính khoảng 28% đến 32% doanh thu trong tổng sản lượng kim cương châu Phi khai thác bị thất thoát. Phần doanh thu bị mất này đặc biệt liên quan tình trạng buôn lậu kim cương thô và tự nhiên ra bên ngoài lục địa.

Nói thêm về thực trạng trên, một chuyên gia về kim cương tiết lộ có một số cơ chế “rửa tiền” đằng sau các giao dịch. Lấy ví dụ, người này cho biết các viên kim cương bị khai thác trái phép từ các mỏ ở Angola được vận chuyển đến Congo để xuất khẩu tới Dubai. Trên giấy tờ, chúng đều được ghi xuất xứ từ nước trung gian như Congo. Bằng việc che giấu nguồn gốc đá quý, những nhà khai thác có thể tránh được thuế hải quan cùng nhiều khoản phí khác.

Trong một số vụ, kim cương vận chuyển trái phép bị tịch thu và trở thành tài sản của chính phủ quốc gia tịch thu chúng.

Ðể giải quyết các vấn đề trên, Hội đồng Kim cương châu Phi cho biết biện pháp hiệu quả nhất là tích cực chống đói nghèo ở các cộng đồng bị ảnh hưởng. Chỉ khi đảm bảo việc khai thác và buôn bán kim cương bằng các biện pháp thông thường, điều này mới ngăn chặn vấn nạn “chảy máu doanh thu”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật