Bóng chuyền Việt nảy sinh nhiều bất cập

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã khiến dư luận bất ngờ khi “biến“ đội tuyển quốc gia thành một câu lạc bộ để dự Cúp Các câu lạc bộ vô địch châu Á 2023
Bóng chuyền Việt nảy sinh nhiều bất cập
Ảnh minh họa

Hơn 3 tuần kể từ khi bốc thăm chia bảng và xếp lịch thi đấu vào đầu tháng 3-2023, Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) vừa chính thức công bố danh tính 9 câu lạc bộ (CLB) nữ sẽ tham gia Cúp Các CLB vô địch châu Á 2023.

Rất nhiều CLB quen thuộc với người hâm mộ sẽ dự giải đấu được tổ chức tại Nhà Thi đấu TDTT tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 25-4 đến 2-5 này, như: Hisamitsu Springs (Nhật Bản), Altay (Kazakhstan), Hip Hing VB (Hồng Kông - Trung Quốc), Liêu Ninh Donghua (Trung Quốc), Khuvsgul Erchim (Mông Cổ), King Whale Taipei (Đài Loan - Trung Quốc), Diamond Food (Thái Lan) và Paykan VC (Iran).

Chỉ riêng tên tuổi đội chủ nhà là hoàn toàn xa lạ khi đại diện cho bóng chuyền Việt Nam lần này là Dai Nam University, dù thành phần của đội bóng này chính là toàn bộ thành viên đội tuyển quốc gia do HLV Nguyễn Tuấn Kiệt dẫn dắt.

(Ảnh: ĐĂNG PHÚC)

Trong quá khứ, không ít lần các CLB vô địch nữ quốc gia từ chối dự Cúp Các CLB vô địch châu Á vì lý do kinh phí, chưa kể yếu tố nhân sự khi AVC cho phép mỗi đội được tăng cường một ngoại binh để thi đấu. Cũng rất nhiều lần, đội tuyển nữ Việt Nam phải cáng đáng trách nhiệm thay thế, coi việc tham gia sân chơi này là cơ hội để cọ xát và học hỏi, chuẩn bị cho những giải đấu quốc tế chính thức ở cấp độ đội tuyển thực thụ.

5 lần mang phiên hiệu Trung tâm Thể thao 1 (Sport Center 1) không khiến dư luận xôn xao bởi ai cũng có thể hiểu đó chính là cách gọi tắt của Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia 1 - nơi quản lý các đội tuyển thể thao. Nhưng lần này, việc đội tuyển mang danh xưng "Dai Nam University" khiến người hâm mộ khó hiểu.

Thông tin Trường Đại học Đại Nam tài trợ 300 triệu đồng để được gắn phiên hiệu với đội tuyển tại giải này làm xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.

Một là, nếu nhà vô địch mùa 2022 Geleximco Thái Bình không thể tham gia thì tại sao Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) không mời đội á quân - hó‌a chấ‌t Đức Giang hoặc đội hạng 3 - Bình Điền Long An theo đúng điều lệ của AVC (như đội vô địch Trung Quốc là Ngân hàng Bột Hải Thiên Tân không dự giải nên Trung Quốc cử đội bóng xếp hạng 3 là CLB Liêu Ninh thay thế)?

Hai là, VFV đã trao đổi việc nhận tài trợ với các CLB có cầu thủ tham gia đội tuyển nữ hay chưa, vì các CLB chỉ cho phép cầu thủ thi đấu ở đội tuyển chứ không phải cho Trường Đại học Đại Nam? Trong khi các CLB nuôi quân từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm thì thương hiệu Trường Đại học Đại Nam chỉ tốn 300 triệu đồng là được lan truyền rộng rãi khắp cả châu Á!

dư luận nhận thấy việc điều hành các hoạt động của VFV gần đây có khá nhiều bất cập. Chẳng hạn, VFV không liên hệ với Ninh Bình LienVietPostBank và giúp CLB này đăng ký tham gia Cúp Các CLB vô địch nam châu Á 2023, song lại "nhiệt tình" đăng ký đội tuyển nữ quốc gia thay thế Geleximco Thái Bình dự Cúp Các CLB vô địch nữ châu Á 2023, mở màn cho sự cố "Dai Nam University" như đã đề cập.

Không rõ VFV đã tư vấn như thế nào để Tổng cục TDTT trong vòng 5 ngày phải công bố đến 4 quyết định triệu tập 2 đội tuyển quốc gia nam - nữ, chủ yếu liên quan các tiêu chuẩn lương, ăn ở, chế độ dinh dưỡng của VĐV. dư luận cũng xầm xì việc VFV gửi ý kiến thăm dò về Phạm Quốc Dư (Khánh Hòa) nhưng sau đó lẳng lặng gạch tên anh ở đội tuyển nam, thay bằng một VĐV khác để chiều theo một bộ phận dư luận.

Ngoài ra, việc chủ trương không sử dụng hệ thống "mắt thần" Challenge Eyes tại Cúp Hùng Vương dẫn đến sự cố đáng tiếc ở trận chung kết nữ cũng khiến VFV mất thêm điểm trong mắt người hâm mộ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật