Người sống, người chết chen chúc ở cạnh nhau giữa phố Thủ đô

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phố Giáp Nhị (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn thường được gọi với cái tên “Phố nghĩa địa“, bởi cảnh tượng những ngôi mộ nằm xen lẫn, thậm chí là nằm sát nhà dân.
Người sống, người chết chen chúc ở cạnh nhau giữa phố Thủ đô
Ảnh minh họa

Đi dọc con ngõ 88 phố Giáp Nhị, nhiều người không khỏi sửng sốt bởi nơi đây có rất nhiều ngôi mộ sừng sững trước cửa nhà. Cứ đi vài bước lại thấy một nấm mộ nằm ngay bên cạnh, trước, sau và ngay cả trong khuôn viên nhà.

Phố Giáp Nhị ở quận Hoàng Mai nổi tiếng với tên gọi "Phố nghĩa địa"

Tại ngõ 88 xuất hiện một nghĩa trang nhỏ với nhiều ngôi mộ nằm sát khu dân cư đông đúc.

Tuy nhiên đa số người dân nơi đây đã quen với việc này. Họ sinh hoạt, buôn bán xung quanh các ngôi mộ một cách bình thường mà không cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Một ngôi mộ nằm trước cửa quán bia hơi.

Dù phần mộ nằm trước mặt tiền của nhà nhưng sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường.

Hoạt động kinh doanh buôn bán ngay sát các phần mộ.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết những ngôi mộ ở đây đã tồn tại hàng trăm năm. Cô Thanh, chủ một cửa hàng bán đồ ăn sáng lâu năm chia sẻ về nguồn gốc của những ngôi mộ: "Phần mộ ở đây thuộc nhiều họ khác nhau như Bùi, Lê, Trịnh. Gia đình của các ngôi mộ hầu hết là người vùng này. Mới đầu về đây làm dâu chưa quen, cô cũng hơi sợ, sau ở lâu thì không còn sợ nữa."

Người dân đã xem việc sống chung với các ngôi mộ là điều hết sức bình thường.

Bà Lê Thị Dung (75 tuổi) là người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết: "Trước đây phố Giáp Nhị chủ yếu là đồng ruộng và khu nghĩa địa. Theo thời gian, người đông lên, nhà cửa được xây dựng, đất trống không còn, thay thế vào đó là khu phố đông dân cư xây kề với các ngôi mộ".

Người dân tuyến phố Giáp Nhị thường thắp hương, lau dọn các phần mộ xung quanh nhà vào mỗi ngày rằm và mùng 1 đầu tháng.

Thông thường vào mỗi dịp Lễ, Tết, mùng một, ngày rằm, người dân phố Giáp Nhị lại tổ chức lau dọn, thắp hương cho những ngôi mộ cạnh nhà. Theo quan niệm của nhiều người ở đây "có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành."

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật