Đằng sau tiền ảo là nhu cầu minh bạch

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiền ảo là một sản phẩm công nghệ có giá trị, đầy hữu ích nhưng bị lạ‌m dụn‌g bởi những người hành động, truyền bá với mục đích xấu, khiến cho hình ảnh của sản phẩm công nghệ này đang bị nhìn nhận sai lệch.
Đằng sau tiền ảo là nhu cầu minh bạch
Ảnh minh họa.

Tiền ảo ra đời như thế nào?

Tiền ảo được hình thành khi công nghệ Blockchain xuất hiện. Công nghệ Blockchain đã làm thay đổi cách lưu trữ và tương tác của dữ liệu. Nhiều năm trước đây, dữ liệu sẽ được lưu trữ tại một máy chủ. Việc này tưởng chừng như sẽ an toàn, nhưng không thật sự vậy. Các dữ liệu cũng như việc lưu trữ dữ liệu có khả năng bị những người quản lý máy chủ can thiệp chỉnh sửa, chưa kể đến trường hợp hacker tấn công vào hệ thống.

Cũng chính bởi lý do này, lưu trữ phi tập trung bằng công nghệ Blockchain ra đời. Từ đây, tất cả các dữ liệu được lưu cùng một lúc trên nhiều máy chủ độc lập và bất cứ sự thay đổi gì cũng phải được sự đồng ý của toàn bộ hệ thống máy chủ. Từ đó, hệ thống cũng có thể quản lý được tất cả sự thay đổi dữ liệu. Có thể hiểu nôm na, nếu trước đây 10 người kinh doanh cùng nhau, người đảm nhiệm vai trò liên quan tài chính sẽ nắm hết số liệu và cập nhật cho những người còn lại thì hiện tại, cả 10 người đều nắm giữ các thông tin chung, ghi nhận được toàn bộ giao dịch và sự thay đổi của vấn đề tài chính.

Niềm tin về sự minh bạch là nguyên nhân sâu xa tạo ra tiền ảo. Ngay khi đồng tiền ảo đầu tiên được phát minh, người ta đôi lúc xem tiền ảo giống như vàng bởi số lượng khai thác bị giới hạn. Lúc này, tiền ảo có giới hạn về số lượng và được khai thác dần theo thời gian. Cách khai thác tiền ảo lúc này cũng được học hỏi từ việc khai thác vàng. Theo đó, người khai thác tiền ảo cũng phải đầu tư thiết bị giải thuật toán và tốn một lượng điện năng đáng kể cho vận hành máy móc mới có thể tạo ra được đồng tiền ảo.

Thời gian đầu, đồng tiền này được giao dịch chủ yếu bởi những cá nhân làm việc trong ngành công nghệ chuyên nghiệp của thế giới. Nhiều năm sau đó, tiền ảo đã trở nên phổ biến và có giá trị hơn vì tính thông dụng quốc tế của nó.

Đương nhiên tiền ảo cũng đã bị các “ông lớn” ở nhiều lĩnh vực khác dòm ngó. Và dĩ nhiên, nhóm quan tâm tới tiền ảo nhiều nhất vẫn là thế giới ngầm, vì có lẽ họ đã tìm ra công thức giao dịch xuyên quốc gia mà không cần tiền giấy. Chúng ta cũng đã từng thường xuyên thấy sự xuất hiện của tiền ảo trên phim ảnh, khi các phi vụ ngầm đều được phim mô tả giao dịch bằng tiền ảo. Theo nội dung các bộ phim, khi giao dịch bằng hệ thống mới này thì không lực lượng quản lý quốc gia nào có thể truy vết được, vì lúc này đều là ẩn danh quốc tế do các ví không cần định danh (KYC) như hiện nay.

Năm 2021 được cho là năm đỉnh cao về vốn hóa của thị trường tiền ảo khi mà tổng giá trị của thị trường này lên tới trên 3.000 tỷ USD. Người ta cũng đã ngày càng thấy rõ sự ứng dụng của Blockchain vào đa dạng ngành nghề hơn, ngày càng gần gũi hơn với cuộc sống. Ngày càng nhiều lĩnh vực, công ty, tổ chức đẩy mạnh hoạt động và đầu tư vào công nghệ Blockchain.

Lúc đó có người hỏi tôi: “Liệu đồng tiền ảo và Blockchain sẽ đi đến đâu và có thay thế được hệ thống tài chính và ngân hàng hiện tại không?” Và tôi đã trả lời rằng: “Blockchain sẽ đi vào tất cả các lĩnh vực vì đây là một công nghệ nền tảng thật sự rất hiệu quả về lưu trữ”.

Tiền ảo hay tất cả các ứng dụng khác dựa trên công nghệ Blockchain sẽ mang tới cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân trên thế giới một sự lựa chọn khác, đó là sự minh bạch! Còn minh bạch đến đâu vẫn là sự quyết định của từng tổ chức, cá nhân.

Làm rõ việc lừa đảo trong đầu tư tiền ảo

Hầu hết các dự án tiền ảo hiện nay đều ứng dụng Blockchain để tạo ra tiền ảo. Nó được hiểu như cổ phiếu (token government) và cũng thể hiện cho nhà đầu tư thấy được rằng chúng có số lượng giới hạn. Sau khi các đồng tiền ảo này được tạo ra, nó đã được mang đi truyền thông về giá trị lâu dài khiến lượng giao dịch tăng vọt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngay sau đó không lâu lại rớt giá thảm hại mà nguyên nhân là do chính các nhà đầu tư vào sớm đã bán và thu lời trong khi không có thêm nhà đầu tư mới.

“Khi cầm được lượng tiền lớn từ việc gọi vốn từ các nhà đầu tư, lúc này, sẽ có dự án tiếp tục triển khai, một số dự án sẽ dừng cuộc chơi. Các chủ dự án đã dựa vào lòng tin về số lượng giới hạn của token để dẫn dắt nhà đầu tư. Còn nhà đầu tư thì không có khả năng kiểm soát, giám sát các hoạt động khác của các dự án. Hầu hết là các nhà đầu tư ham lợi nhuận cao vì lợi nhuận có thể gấp tới hàng trăm hay hàng nghìn lần số vốn ban đầu, nên khả năng cao khi dạng tiền ảo này rớt giá là mất trắng do không còn thanh khoản. Sự sụp đổ của các đế chế tỷ đô ngành Blockchain theo đó diễn ra cũng thật chóng vánh”, đó là nhận định đầy sợ hãi của các nhà đầu tư lĩnh vực khác dành cho tiền ảo. Vậy câu chuyện thật sự ở đây là gì?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được rằng giá trị thị trường của công ty tiền ảo, Blockchain được định giá bằng giá trị token của dự án đó tại thị trường thời điểm đó. Vì vậy, khi có một lượng lớn các token, tiền ảo được bán tháo ra thị trường thì bất kỳ công ty Blockchain nào cũng sẽ bị giảm giá không phanh. Điều thứ hai là khả năng quản lý tài chính và truyền thông yếu kém của các đơn vị này. Hầu hết các sự sụp đổ đều cho thấy sự yếu kém trong năng lực, quản lý tài chính và sự chủ quan trong truyền thông của giới chủ. Điều thứ ba, các đế chế tỷ đô Blockchain vẫn đang được thống kê dựa trên những công ty ảo chưa chứng minh được giá trị thật (đa số được thổi giá bởi các quỹ đầu tư nội bộ).

Có người nói vui rằng, đây là thời của các kỹ sư công nghệ làm chủ, thời điểm mà các công ty có những sản phẩm công nghệ vĩ đại được sử dụng bởi cả thế giới nhưng lại được điều hành bởi các công ty nghiệp dư với đầy lỗ hổng về quản trị và tài chính. Với tôi, tất cả điều này đều là yếu tố quan trọng trong quá trình của sự tiến hóa!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật