Năm 1957, trong lúc thi công một dự án ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc, các công nhân tình cờ phát hiện ngôi mộ cổ. Theo đó, họ nhanh chóng thông báo giới chức trách. Vì vậy, một nhóm chuyên gia khảo cổ được cử đến hiện trường và có khám phá bất ngờ về cỗ quan tài cổ.
Cụ thể, các nhà khảo cổ tiến hành quan sát, kiểm tra, đo đạc và xác định mộ cổ này có từ thời Bắc Chu, nhà Tùy (581 - 619). Ngôi mộ có hình chữ nhật, sâu 2,9m, kích thước miệng hố là 6,05m x 5,1m và kích thước đáy là 5,5m x 4,7m.
Về sau, các chuyên gia xác định được chủ nhân ngôi mộ là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi, con gái của Lý Mẫn. Đây là một gia tộc quyền quý thời nhà Tùy, chỉ xếp sau gia tộc của hoàng đế Dương Kiên.
Lý Mẫn nổi tiếng là thông minh, uyên bác, tinh thông cầm nghệ và được Tùy Văn Đế Dương Kiên yêu quý, tin tưởng. Vậy nên, hoàng đế Dương Kiên gả con gái cho Lý Mẫn. Về sau, Lý Mẫn kế thừa phụ thân làm Thượng Trụ quốc và được phong làm Quang Lộc đại phu.
Không chỉ là cháu ngoại của Tùy Văn Đế Dương Kiên, Lý Tĩnh Huấn còn là cháu ngoại của Dương Lệ Hoa (561 - 609), hoàng hậu của Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân, về sau là Lạc Bình công chúa của nhà Tùy.
Dù được gia đình yêu thương, chăm sóc, có cuộc sống nhung lụa nhưng Lý Tĩnh Huấn không may mắc bệnh nặng rồi qua đời khi 9 tuổi.
Cái chết của Lý Tĩnh Huấn khiến gia đình vô cùng đau xót. Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa yêu chiều người cháu này nhất nên đã hạ chỉ an táng Lý Tĩnh Huấn theo nghi lễ hoàng gia.
Theo đó, Lý Tĩnh Huấn được chôn cất trong lăng mộ bề thế cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị. Khi các chuyên gia chuẩn bị mở nắp quan tài để kiểm tra bên trong thì giật mình nhìn thấy 4 chữ: "Khai giả tức tử" (Ai mở ra sẽ chết).
Bốn chữ trên được khắc trên nắp quan tài được các chuyên gia suy đoán nó giống như một lời nguyền nhằm khiến trộm mộ không dám xâm phạm nơi an nghỉ ngàn thu của Lý Tĩnh Huấn.
Kết thúc cuộc khai quật, các chuyên gia đưa cỗ quan tài trên về Bảo tàng Bi Lâm Tây An để trưng bày và bảo tồn.