Thông điệp ngầm của Nga sau cuộc tập trận hạt nhân sát biên giới Ukraine

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật mà Tổng thống Nga Putin ra lệnh tiến hành sát biên giới Ukraine là lời cảnh tỉnh sâu sắc đến Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Thông điệp ngầm của Nga sau cuộc tập trận hạt nhân sát biên giới Ukraine
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars được phóng đi trong một cuộc tập trận của Nga (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).

Lời cảnh báo sắc lạnh

Theo RT, thông điệp chính mà giới chức Nga, bao gồm cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nhấn mạnh trong các tuyên bố chính thức là Mỹ và các đồng minh phương Tây không nên tìm cách làm leo thang căng thẳng tình hình chiến sự tại Ukraine.

Cụ thể, trong thông cáo đưa ra ngày 5/5, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, mục đích của cuộc tập trận là nhằm kiểm tra quá trình chuẩn bị và triển khai các loại vũ khí hạt nhân phi chiến lược, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cả về nhân lực và vật lực để đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận sẽ diễn ra tại Quân khu miền Nam nằm sát biên giới Ukaine. Quân khu miền Nam có trụ sở tại Rostov-on-Don và là quân khu nhỏ nhất của nước này bao gồm các khu vực Crimea, Caucasus, Rostov, Volgograd và Krasnodar cùng các khu vực mới nằm trong quyền kiểm soát của Nga như Cộng hòa Nhân dân Dontesk, Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Kherson và Zaporozhye.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nói về bối cảnh cuộc tập trận.

Bộ này cho biết, cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật diễn ra trong bối cảnh có những tuyên bố và hành động gần đây của giới chức các nước thành viên NATO gây bất ổn sâu sắc trong khu vực liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc, liên minh do Mỹ đứng đầu đang theo đuổi chính sách khiến Nga phải hứng chịu một thất bại chiến lược thông qua việc làm leo thang căng thẳng khủng hoảng ở Ukraine có thể kéo theo xung đột quân sự công khai giữa NATO và Moscow.

Để dẫn chứng, Cơ quan ngoại giao Nga nêu lại tuyên bố của Ba Lan về khả năng Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tại nước này hay quan điểm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng đưa binh sĩ Pháp và NATO tới Ukraine.

Kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga gồm những gì?

Thông thường, sức công phá của các đầu đạn hạt nhân được tính bằng kiloton (TNT) và những quả bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng để dội bom 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945 được coi là vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Số vũ khí này được sử dụng với mục đích chống lại các mục tiêu trên chiến trường dù là đội hình binh sĩ hay những vị trí chiến đấu đã được gia cố bảo vệ vững chắc.

Một quả tên lửa được phóng đi từ hệ thống Iskander-M của Nga (Ảnh: AP)).

Các loại đầu đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá từ 5-50 TNT có thể được gắn trên các loại tên lửa đạn đạo 9M723-1 hay tên lửa hành trình 9M728 được phóng đi từ tổ hợp tên lửa Iskander-M của Nga. Các loại đầu đạn tương tự cũng có thể được gắn trên các loại tên lửa hành trình Kh-47M2 Kinzhal và Kh-32 được phóng đi từ các oanh tạc cơ Nga.

Bên cạnh đó, một số hệ thống pháo cũng có thể bắn đầu đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá từ 2-2,5 TNT gắn trên các loại đạn pháo 152mm và 240mm.

Nga được dự đoán là có khoảng 6.000 đầu đạn hạt nhân với sức công phá khác nhau cùng một số lượng đầu đạn hạt nhân chưa xác định được nước này triển khai tại Belarus năm ngoái để đáp trả việc một số nước thành viên NATO chuyển uranium nghèo sang Ukraine.

Trong khi đó, Mỹ có khoảng 180 quả bom hạt nhân chiến thuật triển khai tại 6 căn cứ ở châu Âu bao gồm 2 ở Italy, 1 ở Bỉ, 1 ở Đức, 1 ở Hà Lan và 1 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ba Lan gần đây cũng bày tỏ sẵn sàng để Mỹ triển khai loại vũ khí này trên lãnh thổ của mình và Nga cảnh báo điều này sẽ khiến Ba Lan trở thành mục tiêu ưu tiên tấn công hàng đầu của Nga.

Bản chất răn đe trong học thuyết hạt nhân của Nga

Theo sắc lệnh do Tổng thống Nga Putin ký ban hành hồi tháng 7/2020, kho vũ khí hạt nhân của Nga được dùng để răn đe những hành động xâ‌m lượ‌c từ bên ngoài chống lại nhà nước Liên bang Nga.

Sắc lệnh nói trên cũng nêu rõ, Nga xem các loại vũ khí hạt nhân là chỉ có một mục đích duy nhất là để răn đe và và coi việc sử dụng các loại vũ khí này như một biện pháp cực đoan trong trường hợp bị ép buộc.

Các chiến đấu cơ Nga cũng được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để tăng cường khả năng tấn công và răn đe hạt nhân (Ảnh: AP)

Học thuyết hạt nhân của Nga khẳng định bản chất phòng thủ và mục tiêu duy trì năng lực của các lực lượng hạt nhân của Nga ở mức độ đủ để răn đe, đảm bảo khả năng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ngăn chặn kẻ thù có những hành động xâ‌m lượ‌c nhà nước Liên bang Nga và các đồng minh.

Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang sẽ giúp ngăn ngừa kẻ địch có các hành động leo thang căng thẳng hoặc rút lui khỏi những điều khoản đã được Liên bang Nga và các đồng minh chấp thuận.

Học thuyết cũng vạch ra điều kiện để Tổng thống Nga có quyền ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong đó, quan trọng nhất là Mục 17, nêu rõ Nga "bảo lưu quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga và các đồng minh hoặc trong trường hợp kẻ thù xâ‌m lượ‌c Liên bang Nga sử dụng vũ khí truyền thống đe dọa đến sự tồn vong của đất nước".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15506
  1. Bước ngoặt trên chiến trường Donbass, quân Ukraine liên tiếp rút lui
  2. Nga bừng tỉnh, tên lửa phá hủy đoàn tàu vũ khí của Ukraine
  3. Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa
  4. Vỡ trận! 6.000 quân Ukraine bị quân Nga truy đuổi suốt 9 km
  5. Ukraine sẽ phải đàm phán với Nga để kết thúc cuộc chiến
  6. Pháo đài phòng thủ của Ukraine nóng rực khi Nga đi trước phương Tây một bước
  7. Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ
  8. Quy mô cuộc tấn công mùa hè của Nga sẽ gây ngạc nhiên lớn
  9. Đòn chí mạng, tên lửa Nga bắn trúng đoàn tàu chở vũ khí của Ukraine
  10. Hiệu ứng Domino, quân Ukraine rút bỏ hàng loạt vị trí ở tây Avdiivka
  11. Ukraine sẽ nhận 81 máy bay mà Nga cực kỳ muốn có
  12. Nga tập kích Ukraine dữ dội, châu Âu chịu vạ lây
  13. Nổ rung chuyển Kharkiv, Nga đổ lỗi cho Mỹ về xung đột ở Ukraine
  14. Quân Ukraine vứt bỏ công sự, rút lui ồ ạt ở phía tây Avdiivka
  15. Nga chớp thời cơ ra đòn mạnh trước khi gói viện trợ mới của Mỹ đến Ukraine
  16. Nga lên kế hoạch kiểm soát mặt trận chiến lược của Ukraine
  17. Nga phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine
  18. Xung đột Nga - Ukraine ngày 20/4: 50 máy bay không người lái tấn công tám vùng của Nga trong đêm
  19. Tinh thần chiến đấu xuống thấp, nhiều đơn vị Ukraine “kháng lệnh” tại Chasov Yar
  20. “Cánh cửa địa ngục” đã mở ra, “át chủ bài” của Nga ở Chasov Yar
  21. Ukraine dự đoán thời điểm Nga giành Chasiv Yar
Video và Bài nổi bật