Lính Ukraine nhiều lần buộc rời chiến trường thay vì tấn công Nga do xe tăng cũ và hỏng hóc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ukraine vẫn đang sử dụng những cỗ xe tăng thời Liên Xô và những người vận hành xe tăng của Ukraine thường phàn nàn những phương tiện này đã hao mòn và thường xuyên bị hỏng hóc, trục trặc.
Lính Ukraine nhiều lần buộc rời chiến trường thay vì tấn công Nga do xe tăng cũ và hỏng hóc
Xe tăng T-64 tại lễ duyệt binh Ngày Độc lập của Ukraine ở thủ đô Kiev hôm 24-8-2016. Ảnh: Gleb Garanich/REUTERS

Chưa đầy một tháng sau khi Đức bật đèn xanh cung cấp xe tăng hiện đại Leopard-2 cho Ukraine, quân đội Ukraine rất nóng lòng muốn triển khai những cỗ máy chiến tranh đáng gờm này trong chiến đấu.

Ukraine phàn nàn xe tăng hao mòn, thường xuyên hỏng hóc

Theo trang The EurAsian Times, quân đội Ukraine đang sử dụng những cỗ xe tăng thời Liên Xô. Những người vận hành xe tăng của Ukraine thường phàn nàn những phương tiện này đã hao mòn và thường xuyên bị hỏng hóc, trục trặc.

Hiện nay, các binh sĩ Ukraine đã bắt đầu được huấn luyện sử dụng xe tăng Leopard 2 của Đức tại Ba Lan, nhưng Kiev đang dần mất kiên nhẫn trong việc chờ đợi các đợt vận chuyển xe tăng từ phương Tây.

Gần đây, trả lời phỏng vấn tạp chí El Pais của Tây Ban Nha, chỉ huy một đội xe tăng của Ukraine tên là Igor nói xe tăng T-64 mà đội xe tăng của ông đang vận hành đã hao mòn nhiều và nhiều lần bị hỏng hóc.

Ông Igor nhận định các vấn đề kỹ thuật đã làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động chiến đấu của quân đội Ukraine. Ông Igor cho biết ông nhiều lần buộc phải rời khỏi chiến trường thay vì tấn công các vị trí của Nga do bánh xe tăng bị trục trặc và súng liên tục bị kẹt.

“Xe tăng của tôi đã hơn 50 năm. Tôi đang chờ đợi xe tăng Leopard của Đức để tôi có thể chuyển sang một phương tiện đáng tin cậy hơn” – ông Igor nói.

Bên cạnh đó, Ukraine được cho đã mất hơn một nửa trong số 800 xe tăng kể từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 2-2022.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich thường niên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho hay Đức có thể sẽ triển khai những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên tới Ukraine rất sớm, đồng thời kêu gọi các đồng minh NATO chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.

Bên cạnh xe tăng Leopard-2, quân đội Ukraine cũng sắp nhận xe tăng Abrams từ Mỹ và Challenger-2 từ Anh. Tuy nhiên, mong muốn của ông Igor về việc chuyển sang sử dụng xe tăng phương Tây có lẽ không diễn ra sớm.

Quân đội Ukraine đang vận hành nhiều xe tăng thời Liên Xô, trong đó có T-64, T-80, T-84 và T-72 mà nước này được các quốc gia Đông Âu viện trợ. Ukraine cũng đã tân trang và triển khai một số xe tăng thu giữ được trong chiến đấu.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của quân đội Ukraine. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong những tuần qua, chính phủ Ukraine đã vận động các nước NATO đảm bảo quyết định chuyển giao nhiều xe tăng cho nước này. Tuy vậy, các báo cáo truyền thông gần đây cho rằng châu Âu được trang bị khoảng 2.000 xe tăng Leopard do Đức sản xuất, không thể đạt được sự thống nhất trong việc cung cấp hai tiểu đoàn xe tăng cho Ukraine.

Phương Tây gặp khó trong việc tập hợp đủ xe tăng gửi Ukraine

Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhận định các nước phương Tây đang gặp khó khăn trong việc tập hợp đủ hai tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 để cung cấp cho Ukraine như đã cam kết hồi cuối tháng 1.

Ông Pistorius cho biết Đức và Bồ Đào Nha là hai quốc gia duy nhất đồng ý triển khai biến thể A6 của xe tăng Leopard 2, với Đức 14 chiếc và Bồ Đào Nha ba chiếc. Ông Pistorius lưu ý thậm chí với số lượng xe tăng như vậy, “chúng ta sẽ không đạt được quy mô của một tiểu đoàn”.

Một tiểu đoàn của Ukraine bao gồm 31 xe tăng trong khi Ba Lan đã tập hợp được khoảng 30 xe tăng Leopard 2 A4. Tuy nhiên, nhiều chiếc xe tăng cần sửa chữa trước khi có thể sử dụng được. Điều này đồng nghĩa chúng sẽ được chuyển tới Ukraine vào khoảng tháng 4.

Tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Đức Scholz nói đã đến lúc các quốc gia khác tăng cường cung cấp xe tăng cho Ukraine càng sớm càng tốt.

Một số nhà lãnh đạo NATO từng chỉ trích Đức vì đã gây cản trở khi không đồng ý để các nước thứ ba viện trợ xe tăng Leopard 2 cho Kiev trong khi họ đang xếp hàng để đề xuất hỗ trợ loại xe tăng chiến đấu chủ lực này.

Thế nhưng sau đó ông Scholz nói cam kết từ các nhà cung cấp xe tăng Leopard dường như đã giảm đi đáng kể. Tại hội nghị, ông đề nghị tất cả những nước có thể cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực loại này nên thực sự làm điều đó bây giờ.

Theo kế hoạch của Đức, ban đầu 80 xe tăng cho hai tiểu đoàn sẽ được vận chuyển sang Ukraine, nhưng sau đó con số này đã giảm đáng kể.

Xe tăng Leopard 2 A6. Ảnh: The EurAsian Times

Ông Scholz không nêu tên các quốc gia không giữ lời hứa hoặc vẫn còn do dự cung cấp xe tăng Leopard, song truyền thông Đức tuần này chỉ đích danh Đan Mạch và Hà Lan là những nước sẽ không vận chuyển xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

Hôm 14-2, NaUy cho hay nước này sẽ tài trợ tám phương tiện và hai xe tăng có mục đích đặc biệt, trong khi Canada đồng ý hỗ trợ bốn phương tiện. Theo các báo cáo, Tây Ban Nha cũng đề nghị hỗ trợ 4-6 phương tiện.

Một số cơ quan truyền thông và chuyên gia quân sự cảnh báo nếu xe tăng của phương Tây chỉ được cung cấp với số lượng nhỏ thì điều đó sẽ không đem lại thay đổi cho tình hình chiến trường, đặc biệt trong bối cảnh Nga tăng cường tấn công trên bộ nhằm kiểm soát các vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine.

Tờ Le Monde của Pháp gần đây dẫn ý kiến của chuyên gia Pierre Grumberg nhận định rằng việc cung cấp một số lượng nhỏ xe tăng phương Tây sẽ đặt ra thách thức hậu cần cho quân đội Ukraine, đồng thời cũng gây khó khăn cho binh lính Ukraine trên chiến trường do tính phức tạp của chúng.

Chưa hết, ông Grumberg còn lưu ý đến những thách thức trong việc tích hợp ba loại xe tăng khác nhau của phương Tây. Ông cho rằng việc tích hợp M1 với Challenger 2 là một thách thức vì nhiều lý do. Cụ thể, M1 là một lựa chọn không chắc chắn đối với những đội quân có nguồn lực hậu cần hạn chế do xe tăng này cần tiêu thụ nhiên liệu lớn (xấp xỉ 400 lít/100 km, nhiều hơn 1/3 so với xe tăng Leopard 2). Bên cạnh đó, đạn dược NATO sản xuất cho pháo nòng trơn không thể sử dụng cho Challenger 2 vì xe tăng này được trang bị pháo nòng xoắn cỡ 120 mm.

Về phần mình, Nga tự tin nước này sẽ dễ dàng tiêu diệt những cỗ xe tăng này của phương Tây ngay sau khi chúng được triển khai. Một số chỉ huy xe tăng của Nga nói họ đang chờ đợi Ukraine triển khai xe tăng để họ phá hủy chúng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15424
  1. Lực lượng Nga chỉ cách trung tâm hành chính Bakhmut 1,2 km
  2. Sức mạnh khủng khiếp của ‘cáo săn chồn’ mang ‘dao găm’ Nga
  3. Điểm danh các tên lửa của Nga mà Ukraine thừa nhận không thể đánh chặn
  4. Nghi vấn Nga đưa đoàn tàu bọc thép mang theo vũ khí đặc biệt tới Ukraine
  5. Điều gì sẽ khiến Ukraine rút quân khỏi Bakhmut?
  6. Tình hình Ukraine: Thị sát tiền tuyến, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gặp gỡ tư lệnh các cánh quân
  7. Nga gây sức ép với Serbia về cáo buộc cung cấp vũ khí cho Ukraine
  8. Canada “sẵn sàng” hỗ trợ các nhu cầu của Ukraine trong tương lai
  9. Nga cảnh báo sẽ “nghiền nát” vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine
  10. Lực lượng Wagner kêu gọi Ukraine rút quân khỏi Bakhmut, Serbia không gửi vũ khí cho Kiev
  11. Nga tập trung vào 5 mặt trận, Ukraine tuyên bố đẩy lùi nhiều cuộc tấn công
  12. Bakhmut trên bờ vực thất thủ, Ukraine tuyên bố chỉ rút quân khỏi Bakhmut nếu thực sự cần thiết
  13. Nóng Nga-Ukraine 2-3: Moscow tố Ukraine đưa 10 UAV tấn công Crimea và cho UAV chở chất nổ bay sang đất Nga
  14. Nga lên tiếng về khả năng Ukraine giành lại Crimea
  15. Nóng chiến sự: Nga tấn công trung tâm hoạt động đặc biệt của Ukraine
  16. CHòa đàm Nga - Ukraine: 1 năm nhìn lại và triển vọng
  17. Ông Zelensky gửi thông điệp cảnh báo người Mỹ
  18. Ukraine lên tiếng về đề xuất giải vây chiến sự của Trung Quốc
  19. Một năm sau chiến sự Nga-Ukraine, hàng không thế giới đã vật lộn ra sao?
  20. Ukraine sẽ mở rộng dải gài mìn dọc theo biên giới với Belarus và Nga
  21. Nga giành lãnh thổ sát Bakhmut, Ukraine nghi cho nổ đập tại chảo lửa
Video và Bài nổi bật